BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN PHÚ TẬP HUẤN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID – 19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Những ngày vừa qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trở lại trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại một số tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số vùng trong cả nước, công tác phòng chống dịch COVID-19 tiếp tục được triển khai, đẩy mạnh tại tất cả các tỉnh, thành và các cơ sở y tế. Bệnh viện đa khoa An Phú  với vai trò chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, nên công tác phòng chống dịch đã luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, kiến thức cũng như năng lực chuyên môn nhằm ứng phó tối đa về tình hình dịch bệnh hiện nay.

Trong các ngày từ 22/5/2021 đến 30/5/2021, Bệnh viện đa khoa An Phú đã liên tục tổ chức các đợt Tập huấn công tác phòng chống dịch COVID-19 trong giai đoạn mới với mục tiêu cập nhật bổ sung các kiến thức mới trong chẩn đoán và phát hiện kịp thời những triệu chứng COVID-19, tăng cường phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong tình hình mới, đánh giá thực trạng công tác phòng chống dịch COVID-19 cùng các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn đại dịch COVID – 19 đang lây lan nhanh ở các tỉnh thành. Chương trình tập huấn được thực hiện tập trung vào các chuyên đề như:  “Bệnh SARS – COVI-2”, chuyên đề  “Hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân” và các kịch bản phòng chống dịch. Đồng thời cung cấp các công cụ; dụng cụ bảo hộ cho các y, bác sĩ, nhân viên trong Bệnh viện.

BS CKII. Nguyễn Bảo Hiến – GĐ bệnh viện An Phú đang triển khai chuyên đề Sars – Covi – 2

Tại chương trình tập huấn, BS CKII Nguyễn Bảo Hiến – GĐ bệnh viện An Phú, cùng ban cố vấn Bệnh viện đã truyền tải toàn bộ nội dung:  Xây dựng các phương án, quy trình sàng lọc, tiếp đón, xử trí người bệnh khám chữa bệnh tại bệnh viện có hoặc không có các triệu chứng hô hấp, yếu tố dịch tễ;  Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí làm việc 24/7 theo các ca trực;  Bố trí phòng khám, xét nghiệm, chụp X-quang chuyên biệt trong trường hợp tiếp nhận bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh; Dự trù đầy đủ, hướng dẫn cách sử dụng phương tiện phòng hộ chuyên dụng cho nhân viên y tế ở các vị trí tiếp xúc với người bệnh;  Đảm bảo khử khuẩn đúng quy định đối với trang thiết bị, khu vực có tiếp xúc người nghi nhiễm bệnh, tuân thủ nguyên tắc xử lý chất thải lây nhiễm.

Dụng cụ bảo hộ – phương tiện phòng hộ cá nhân

Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, Phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) là những phương tiện để nhân viên y tế bảo vệ mình khỏi bị nhễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bệnh. Phương tiện phòng hộ cá nhân cũng có thể bảo vệ người bệnh không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vãng lai của nhân viên y tế.  Mục đích chính nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi rút MERS-CoV từ người bệnh sang nhân viên y tế, người nhà người bệnh và khách thăm. Ngăn ngừa nguy cơ phát tán nguồn bệnh tới người bệnh khác, môi trường xung quanh người bệnh và cộng đồng.

BS CKI Hoàng Như Phúc – trưởng khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK An Phú đang triển khai thực hành áp dụng PTPHCN.

Tại buổi tập huấn về chuyên đề  “Hướng dẫn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân”, BS CKI Hoàng Như Phúc – trưởng khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK An Phú đã chỉ rõ cách áp dụng những chỉ định và phương pháp sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo tình huống tiếp xúc; Thực hành cách mặc và tháo phương tiện phòng hộ cá nhân một cách an toàn;  Áp dụng triển khai kiểm tra, giám sát sử dụng PTPHCN theo tình huống. Hiện tại có 2 loại phương tiện phòng hộ cá nhân: Loại thứ nhất là loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu riêng biệt bao gồm : Áo choàng chống thấm hoặc áo choàng có kèm tấm choàng chống thấm; Quần chống thấm; Tạp dề chống thấm; Khẩu trang y tế; Khẩu trang N95; Kính bảo hộ; Mặt nạ che mặt; Mạng che mặt; Găng tay y tế; Găng cao su; Mũ che đầu loại trùm kín đầu và cổ; Bao giày loại ống cao; Ủng cao su; Dung dịch vệ sinh tay nhanh. Loại thứ hai là loại quần, áo choàng và mũ trùm đầu bao giày chung gồm: : Bộ quần  áo choàng, mũ và bao giày chung  có kèm tấm choàng chống thấm có khóa kéo phía trước; Tạp dề chống thấm; Khẩu trang y tế; Khẩu trang N95; Kính bảo hộ; Mạng che mặt; Găng tay y tế; Găng cao su; Ủng chống thấm và chống thủng; Ủng cao su và dung dịch vệ sinh tay nhanh.

Theo quy trình mặc và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế chăm sóc người bệnh nhiễm vi rút MERS-CoV được triển khai một cách nghiêm ngặt. Các bước thực hiện phải theo trình tự như, đầu tiên phải vệ sinh  tay bằng dung dịch sát khuẩn, bước 2 mặc đồ bảo hộ, tiếp theo là đi ủng, mang kính bảo hộ, mang mặt nạ, đội mũ trùm đầu, vệ sinh tay thêm lần nữa, mang găng, mang tạp dề vv… tất một cả đều phải thành thục.

Qua các buổi huấn luyện, ngoài kỹ năng áp dụng thành thục các bước thực hành, các nhân viên y tế Bệnh viện An Phú còn được hướng dẫn cách  xây dựng bảng kiểm tra qui trình sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, hướng dẫn thân nhân, khách thành thục sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.

Việc nâng cao nhận thức, kĩ năng về Kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong bệnh viện là hết sức cần thiết đối với mỗi cán bộ y tế trong quá trình làm việc, giúp đạt hiệu quả phòng chống dịch cao nhất, đặc biệt trong môi trường bệnh viện với nhiều nguy cơ có thể xảy ra.

CN Nguyễn Tiến Mỹ – Trưởng khoa xét nghiệm BVĐK An Phú đang hướng dẫn cách vận chuyển mẫu xét nghiệm bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Covid-9.

Cũng trong đợt tập huấn, CN Nguyễn Tiến Mỹ – Trưởng khoa xét nghiệm kiểm soát nhiễm khuẩn  đã trình bày và hướng dẫn về quy trình lấy và nhận mẫu xét nghiệm an toàn thông qua dụng cụ vận chuyển mẫu bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Covid-19.

Công tác sàng lọc trước khi vào viện được thực hiện nghiêm túc

Kết thúc đợt tập huấn, tất cả các nhân viên y tế đã được cập nhật, bổ sung kiến thức, kĩ năng về phòng, chống dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm, trở thành những chiến binh tinh nhuệ trong công tác phòng, chống dịch. Bệnh viện đa khoa An Phú quyết tâm tạo nên một môi trường bệnh viện  đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế, góp phần cùng đất nước chiến thắng COVID-19.

(Truyền Thông BVĐK An Phú)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *