GIẢI CỨU THÀNH CÔNG BÉ 7 THÁNG TUỔI HÓC DỊ VẬT GĂM VÀO THÀNH SAU HỌNG

Nhập Viện trong tình trạng quấy khóc, mắt đỏ hoe, mặt mũi tái nhợt dù cho các Bác sĩ, Bà và Mẹ bé giỗ dành vẫn không nín khóc.  Tại phòng khám Khoa Nhi – Bệnh Viện đa khoa An Phú, mẹ bé cho biết, cháu mới 7 tháng tuổi, sau khi được Bà nội cho bé ăn cháo dặm được một hồi thì bé khóc thét và quấy khóc liên tục nhiều giờ đồng hồ từ sáng đến xế chiều. Khi mẹ bé đi làm về, thấy bé khóc nhiều chị cấp tốc đưa đến Bệnh Viện.

ThS.BS. Hứu Thanh Vương đang thăm khám bệnh Nhi

Tiếp nhận ca bệnh Nhi – bé  L.T.N. (7 tháng tuổi) có cảm giác bất thường trong chiều ngày 11/11,  Thạc sĩ, Bác sĩ Hứa Thanh Vương – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa An Phú đã tiến hành thăm khám khấn cấp. Bằng kinh nghiệm của một Bác sĩ chuyên khoa, Bác Sĩ  Hứa Thanh Vương đã dùng đèn pin soi vòm họng để kiểm tra và phát hiện mảnh kim loại bằng sắt găm vào thành sau họng. Tiến hành thủ thuật tiếp theo, ê kíp các Y, Bác sĩ đã gắp lấy được dị vật ra khỏi thành sau họng của bé  là 1 thanh kim loại dài khoảng 2cm.  Đây có thể là thanh ray bị rơi ra từ “Cái Ray” – một dụng cụ dùng để nghiền thức ăn cho trẻ. May mắn cho bé là thanh kim loại còn mắc lại tại hầu họng và mẹ bé cũng kịp thời đưa đến Bệnh Viện.

Dị vật là thanh kim loại được gắp ra khỏi thành họng bé L.T.N.

Theo Th sĩ. Bác sĩ  Hứu Thanh Vương,  nếu dị vật rơi xuống thực quản, dạ dày hoặc sâu hơn ở thành ruột non, ruột già và mắc lại ở đâu đó thì tình hình trở nên phức tạp và dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Bác Sĩ Vương giải thích thêm, nếu dị vật là kim loại không mắc lại tại cổ họng mà rơi xuống các bộ phận nói trên của cơ thể bé, có thể về lâu dài sẽ khó phát hiện. Nhiều trường hợp đứa trẻ sẽ có những triệu chứng quấy khóc theo từng cơn, đi cầu ra máu, nếu dị vật trên dạ dày bé sẽ bị đau bụng, quấy khóc, ói ra máu. Tuy nhiên việc tìm ra nguyên nhân rất khó khăn vì bé ở lứa tuổi còn nhỏ dưới 1 tuổi, chưa thể giải thích hoặc chỉ chỗ đau cho người lớn niết. Nếu siêu âm với vật kim loại nhỏ thì khó phát hiện vì dịch ruột hoặc phân che lấp. Những trường hợp chưa phát hiện, dị vật  sẽ lưu lại trong cơ thể bé sẽ biến chứng khó lường, thời gian lâu ngày có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc viêm dạ dày, viêm đường ruột … Nói chung khi chưa rõ nguyên nhân các các bậc cha mẹ thường cho uống men tiêu hóa, men vi sinh, thuốc giảm co thắt đường ruột, thuốc giảm ói vv… nhưng tình trạng bệnh không thuyên chuyển và xuất hiện những trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc khó lường.

Các mẹ hãy cẩn thận kiểm tra dụng cụ Rây nghiền cháo trước khi cho bé ăn.

Đây cũng là bài học cho các mẹ có con nhỏ đang tập ăn dặm hay còn ăn cháo xay, hãy cẩn thận kiểm tra kỹ trước và sau khi ray thức ăn bằng dụng cụ kim loại để tránh những trường hợp tương tự.

(Truyền Thông BVĐK An Phú)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *