MUỐN GAN KHỎE MẠNH HÃY THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC “2 TĂNG , 3 GIẢM”

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, đồng thời là tuyến tiêu hóa mạnh mẽ nhất  trong cơ thể chúng ta. Gan có nhiệm vụ cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng liên tục, ngày cũng như đêm, no cũng như đói. Thực phẩm hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa sẽ được gan chuyển hóa thành năng lượng rồi dự trữ dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhiên liệu dự trữ này sẽ được mang ra dùng trong lúc chúng ta không ăn uống đủ chất. Ðây là quá trình rất phức tạp và lệ thuộc vào nhiều cơ quan khác nhau.

Trước hết chúng ta thử tìm hiểu về chức năng quan trọng của Gan:

Thứ nhất: Chức năng chuyển hóa các chất

Gan giống như một “nhà kho” dự trữ đường. Khi glucose trong máu cao, gan sẽ tổng hợp thành glycogen và dự trữ ở gan. Khi nồng độ glucose trong máu thấp, gan sẽ chuyển glycogen này thành glucose để đưa trở lại vào máu. Nhờ vào khả năng đó mà đường trong máu không bị lên quá cao hay xuống quá thấp. Trong y học, người ta gọi đây là chức năng điều hòa đường huyết của gan.

 Chuyển hóa protid (protein)  

Chất đạm (protein) có trong thịt cá, đậu hũ… Sau khi ăn vào, chất đạm từ thức ăn sẽ được tiêu hóa ở dạ dày vào ruột chuyển hóa thành các axit amin để dễ dàng hấp thụ vào máu. Một số chất đạm do gan sản xuất ra:

  • Chất albumin: Khi gan khỏe, chất này giúp tạo ra áp lực keo cho huyết tương. Đó là áp lực làm cho nước được giữ lại trong lòng mạch máu. Khi gan bị suy yếu, nồng độ albumin trong máu giảm thấp cho nên áp lực keo trong máu cũng bị giảm theo. Vì vậy, nước trong lòng mạch máu sẽ thoát ra ngoài làm cho cơ thể bị sưng phù.
  • Fibrinogen globulin và các yếu tố đông máu số V, VII, IX, X giúp cho máu có thể đông lại để bịt kín và làm cho vết thương nhỏ ngưng chảy máu.

Chức năng chuyển hóa lipid

Gan chính là nơi kiểm soát sự tạo ra và bài tiết chất cholesterol, giúp nồng độ cholesterol trong máu được duy trì ở một lượng thích hợp. Khi dư thừa cholesterol, chất này có thể bị đông lại và gây bệnh ở một số nơi như tim, mạch máu hoặc có thể tạo ra sỏi thận.

Thứ hai: Chức năng khử độc

Gan có vai trò rất quan trọng trong quá trình khử độc nhờ quá trình tổng hợp ure từ NH3. Trong trường hợp 3/4 tổ chức gan bị hủy hoại hoặc cắt bỏ, chức năng tổng hợp ure của gan vẫn bình thường.

Thứ ba: Chức năng sản xuất và bài tiết mật

Khi lá gan khỏe sẽ là cổ máy sản xuất và bài tiết mật cho cơ thể

Một trong những chức năng hết sức quan trọng của gan là tạo và bài tiết dịch mật. Dịch mật chứa nhiều chất nhưng có hai thành phần quan trọng:

  • Muối mật là chất giúp cho mỡ khi ăn vào có thể tan được trong nước. Nếu không có muối mật, có thể 40% chất béo sẽ không được hấp thụ. Ngoài ra, muối mật còn giúp hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K…
  • Sắc tố mật: Gan không những bài tiết các chất được sản xuất từ gan mà còn bài tiết những chất tạo ra từ nơi khác. Một trong những chất này là bilirubin hay còn được gọi là sắc tố mật.

Thứ tư: Chức năng dự trữ và tạo máu

  • Từ tháng thứ ba đến cuối thời kỳ thai nghén, gan là cơ quan chính sản xuất hồng cầu của bào thai. Sau khi đứa trẻ ra đời, tuỷ xương đảm nhận chức năng sản xuất hồng cầu cho cơ thể. Lúc này gan là nơi sản xuất các protein cần thiết cho sự tổng hợp hồng cầu.
  • Tích trữ vitamin: Gan có khả năng tích trữ nhiều loại vitamin, nhiều nhất là vitamin A. Đó là một loại vitamin giúp cho mắt có thể nhìn rõ vào ban đêm. Lượng vitamin A dự trữ ở gan có thể đủ dùng trong 1 – 2 năm. Ngoài ra, gan còn dự trữ vitamin D, B12…

Như vậy, chức năng gan đóng vai trò quan trọng quyết định sự sống. Chính vì lẽ đó, để bảo vệ gan tốt mỗi ngày chúng ta hãy thực hiện nguyên tắc “2 tăng, 3 giảm” sẽ giúp cho gan khỏe mạnh, bệnh tật từ đó không dám bén mảng.

Nguyên tắc 2 tăng:

Tăng cường bổ sung vitamin A

Cà rốt & cà chua sẽ sung vitamin A khi sử dụng vừa đủ

Gan cũng là nơi “dự trữ” chủ yếu của các vitamin, khi gan bị tổn thương thì chức năng của vitamin cũng giảm xuống theo. Nghiên cứu cho thấy, vitamin A có tác dụng bảo vệ gan, ức chế tế bào ung thư tăng sinh, giúp gan nhanh chóng hồi phục chức năng vốn có.

Bạn có thể bổ sung vitamin A từ cà rốt, cà chua, gan động vật, gan dầu cá v.v… Tuy nhiên cần nhớ không nên hấp thu quá dư thừa, mỗi ngày nên kiểm soát trong khoảng 3000 microgram là đủ, tránh gây phản tác dụng.

 

Tăng cường bổ sung nguyên tố Selen

Selen giúp bảo vệ gan, đồng thời nguyên tố này cũng có hiệu quả điều tiết miễn dịch trong cơ thể, góp phần hỗ trợ điều trị các tổn thương ở gan. Selen có mặt trong các loại cá (cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá chỉ vàng, cá hồi, cá mòi) trong đó cá biển có nhiều Selen hơn cả.

Hải sản là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều Selen

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các nhóm thực phẩm khác để thực đơn đa dạng hơn như hàu, sò điệp, tôm hùm, nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương v.v… Các nguyên liệu này đều giàu Selen.

Nguyên tắc 3 giảm:

Giảm nóng giận

Tính khí kích động, dễ nóng giận là kẻ thù đáng sợ đối với sức khỏe của gan. Bạn nên học cách giải tỏa căng thẳng, giữ tâm thái lạc quan, tích cực để kiểm soát tốt tâm lý cũng như cảm xúc của bản thân.

Giảm thuốc lá, bia rượu

            Nên hạn chế Rượu bia & thuốc lá

Hai loại này luôn gây tác hại lớn đối với gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Thuốc lá nên cai hẳn đi, còn những cuộc tiệc tùng nếu không cần thiết thì cũng không nên lạm dụng ɾượu bia, hoặc nếu không từ chối được thì vẫn nên kiểm soát tửu lượng của mình.

Giảm ăn đồ tẩm ướp

Các món muối chua hay muối mặn tuy đem lại khẩu vị ngon miệng nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến gan tăng thêm gánh nặng, đồng thời cũng dễ làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của cơ thể.

Những tín hiệu khi gan bị tổn thương không thể xem thường:

Sắc mặt không tốt

khi sắc mặt nhạt hoặc vàng da hãy gặp bác sĩ để được tư vấn

Gan có chức năng thải độc mạnh mẽ nên khi bị tổn thương sẽ không thể phân giải, bài trừ các độc tố trong cơ thể một cách bình ɫhường và hiệu quả. Các chất có hại này sẽ theo máu đi vào các lớp biểu bì da, dẫn đến hiện tượng làn da có các dấu hiệu khác thường.

Điển hình là sắc mặt xạm, mất đi độ tươi sáng, nổi nhiều đốm nâu thậm chí là mặt trở nên vàng hoặc tối đen hẳn. Ngoài ra, khi các hormone ở gan cùng với nội tiết bị mất cân bằng cũng làm cho da mặt của bạn sinh nhiều mụn nhọt.

Hôi miệng rõ rệt

Hôi miệng là dấu hiệu xấu từ gan

Có nhiều nguyên nhân gây hôi miệng như ɓệпh về hệ tiêu hóa hay khoang miệng, tuy nhiên nếu vấn đề nặng mùi này kéo dài liên tục thì bạn nên thận trọng, rất có thể sức khỏe của gan đang phát tín hiệu bị đe dọa bởi ɓệпh tật.

Do lúc này gan không thể kịp thời bài tiết độς tố nên sẽ làm tăng hàm lượng Nitơ urê máu và Amoniac trong máu. Trong đó, Amoniac là loại khí có tính kícɦ thích mạnh, gây ra triệu chứng hôi miệng một cách rõ rệt. Vì vậy, bạn đừng chủ quan khi phát hiện ɫìпh trạng này để tránh ɓệпh biến chứng nặng.

Vết ɫhương dễ mưng mủ và viêm nhiễm

Khi vết thương mưng mủ, lâu lành cũng xuát phát từ gan không tốt

Khi sức khỏe của gan gặp trở ngại sẽ làm giảm chức năng giải độς, dẫn đến hiện tượng các vết thương càng dễ mưng mủ và gây viêm. Đây cũng là hệ quả khi chức năng trao đổi chất và tái sinh của làn da bị ảnh hưởng từ gan, đồng thời cũng làm kéo dài thời gian lành vết thương hơn.

(Truyền Thông BVĐK An Phú)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *