Nội dung bài viết
CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe giảm nhẹ đang có chiều hướng rất lớn trong đông đảo người dân. Tỷ lệ bệnh tật diễn ra rất phức tạp, người mắc bệnh hiểm nghèo như: ung thư, HIV, hay các bệnh về đường tim mạch như đột quỵ, tai biến mạch máu não… đang gia tăng trên toàn thế giới. Đây cũng là điều lo ngại lớn đối với nhiều người ở hầu hết các lứa tuổi và vùng miền khác nhau. Vậy nên, vấn đề chăm sóc giảm nhẹ là một trong những biện pháp ngăn ngừa và giảm nhẹ khi có triệu chứng bệnh xảy ra.
1. Chăm sóc giảm nhẹ là gì?
Chúng ta phải làm gì khi sức khỏe của người bệnh không được cải thiện. Ở tất cả các nước trên thế giới, ngay cả những nơi có đầy đủ nhân viên y tế, sẵn thuốc men và trang thiết bị y tế hiện đại nhất vẫn còn đó những người bệnh với những bệnh không thể chữa. Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ họ? Đó chính là những gì dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ hướng tới.Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa về chăm sóc giảm nhẹ. Chăm sóc giảm nhẹ có thể là một khái niệm mới với rất nhiều người trong số chúng ta, nhưng nói một cách đơn giản, đó là chăm sóc cho những người mắc các bệnh không thể chữa trị được, làm giảm bớt sự đau đớn và nâng đỡ họ vượt qua những thời điểm khó khăn.
2. Tại sao chúng ta cần Chăm sóc giảm nhẹ?
Khởi đầu nền y học hiện đại, chữa bệnh bằng thuốc, phẫu thuật và các phương pháp can thiệp khác được đặt lên hàng đầu. Sau đó, chúng ta nhậnra phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh và từ đó bắt đầu chú trọng tới các biện pháp y tế công cộng, các chương trình tiêm chủng và giáo dục sức khỏe. Hầu hết các dịch vụ y tế được thiết kế nhằm phục vụ công tác điều trị bệnh và phòng bệnh. Nhưng một khi đã làm việc trong ngành y tế, nhiều người trong số chúng ta nhận thấy có một nhu cầu lớn chưa được đáp ứng, đó là: chăm sóc liên tục cho những người có tình trạng sức khoẻ không thể cải thiện được vì căn bệnh họ không may mắc phải.
3. Sự khác biệt của chăm sóc giảm nhẹ?
Nhân viên y tế thường tập trung vào các vấn đề thuộc về cơ thể, bệnh tật và điều trị. Nhưng CSGN nhận thấy rằng con người không chỉ đơn thuần có phần cơ thể (hay thể chất). Hoạt động trí óc, trạng thái tinh thần và tình cảm cũng là những phần tạo nên mỗi chúng ta cũng như gia đình và cộng đồng mà chúng ta đang sống. Vì thế, những gì người bệnh và gia đình họ đang phải đương đầu không chỉ là các vấn đề thuộc về thể chất. Băn khoăn hoặc đau khổ về tinh thần, xã hội và tâm linh cũng quan trọng chẳng kém gì bệnh tật. Đôi khi các vấn đề thuộc về lĩnh vực này lại tác động xấu tới lĩnh vực kia, ví dụ đau thường trở nên nặng hơn khi người ta lo âu hoặc suy sụp tinh thần. Chỉ khi chúng ta giảiquyết tất cả các vấn đề đó nghĩa là ta đang giúp cho người bệnh. Đó chính là chăm sóc toàn diện.Chăm sóc giảm nhẹ toàn diện tập trung vào 4 lĩnh vực:– Thể chất: triệu chứng (phàn nàn), ví dụ: đau, ho, mệt mỏi, sốt…-Tinh thần: lo lắng, sợ hãi, buồn chán, giận dữ…-Xã hội: nhu cầu của gia đình, thiếu hay đủ ăn, việc làm, nhà cửa và các mối quan hệ…– Tâm linh: dằn vặt về ý nghĩa của sự sống và cái chết, nhu cầu được ở trong bình an…
4.Dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ của An Phú bao gồm những công việc gì?
Với mục đích làm người bệnh được thoải mái, giảm đau đớn , các điều dưỡng của bệnh viện An Phú sẽ làm các công việc cụ thể như sau:
1. Kiểm tra các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở….nhằm theo dõi thường xuyên tình trạng của người bệnh
2. Hướng dẫn uống thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ. Ghi chép, theo dõi, báo cáo tình trạng/ diễn biến bất thường cho gia đình và bác sỹ.
3. Đặt thông tiểu, theo dõi lượng tiểu, báo cáo diến biến với bác sĩ khi có bất thường. Thụt tháo cho bệnh nhân khi bệnh nhân không thể đại tiện bình thường.
4. Hỗ trợ ăn uống thông thường, đặt thông dạ dày và hỗ trợ ăn qua sonde (dịch nhỏ giọt qua sonde dạ dày).
5. Chăm sóc tâm lý : Bầu bạn, nói chuyện, tâm sự, khích lệ tinh thần để giúp cho bệnh nhân quên những cơn đau.
6. Chăm sóc thể chất: Lăn trở, thay đổi tư thế, mát xa giảm đau mỏi, chống đau mỏi, chườm nóng/ lạnh nâng cao khả năng tuần hoàn.
7. Chăm sóc vết thương loét tỳ đè do nằm quá lâu, rửa và thay băng vết thương hàng ngày giúp bệnh nhân đỡ đau và thoải mái hơn.
8. Hỗ trợ bệnh nhân thở: hút đờm, khí dung không thuốc, vỗ rung. Hỗ trợ bệnh nhân thở bằng oxy và hướng dẫn người nhà sử dụng máy.
9. Hỗ trợ vệ sinh thân thể thường xuyên đảm bảo người bệnh luôn trong tình trạng sạch sẽ (vệ sinh mắt, mũi, tai, miệng, tắm rửa, gội đầu…);
5.Chăm sóc giảm nhẹ giúp được ai?
Nhiều người cho rằng Dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ chỉ dành cho những người bệnh có cuộc sống chỉ còn tính bằng ngày. Điều đó không đúng. Dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ nhằm giảm bớt nỗi đau đớn, cải thiện chất lượng sống ngay từ thời điểm khi ai đó biết được mình mắc căn bệnh không thể chữa khỏi. Mục đích của CSGN không phải là kéo dài hoặc rút ngắn sự sống mà là cải thiện chất lượng sống. Nó giúp cho thời gian còn lại của người bệnh, cho dù được tính bằng ngày,hoặc tháng hoặc năm trở nên thanh thản và có ý nghĩa tới mức có thể có.Với kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ. bệnh viện An Phú luôn nhận được sự tin tưởng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
6. Các gói chăm sóc giảm nhẹ của An Phú
– Gói chăm sóc giảm nhẹ 6h/ngày
– Gói chăm sóc giảm nhẹ 8h/ngày
– Gói chăm sóc giảm nhẹ 12h ban ngày
– Gói chăm sóc giảm nhẹ 12h ban ngày
– Gói chăm sóc giảm nhẹ 24h/ngày
7. Tìm kiếm dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ ở đâu?
Bệnh viện đa khoa An Phú tiên phong là đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ với đối ngũ bác sĩ đầu ngành về chăm sóc giảm nhẹ và đội ngũ điều dưỡng được đào tạo bài bản đầu tiên tại Việt Nam. Gọi đến hotline 0911.071.001 – 0274.6550.115 nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ.
8. Khi nào cần chăm sóc giảm nhẹ?
Bạn sẽ cần chăm sóc giảm nhẹ nếu bạn cảm thấy đau, mệt mỏi hoặc có kèm các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh. Các bệnh cần chăm sóc giảm nhẹ có thể là ung thư, bệnh về tim mạch, bệnh về phổi, bệnh về thận, bệnh Alzheimer, bệnh sơ cứng teo cơ một bên (ALS), đa xơ cứng, Parkinson và nhiều bệnh khác nữa. Chăm sóc giảm nhẹ có thể ở mọi lứa tuổi, ở bất kì giai đoạn nào của bệnh và vẫn song song thực hiện các phương pháp chữa trị như chỉ định.