CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH DỊCH BỆNH Ở TRẺ EM KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

Thời tiết giao mùa là thời điểm dể gây bùng phát dịch bệnh, đây là thời kì sinh sôi của rất nhiều loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh kịp thời, các bậc cha mẹ nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của con em mình một cách sát sao. Dưới góc nhìn của các bác sĩ chuyên khoa nhi, Bệnh viện đa khoa An Phú sẽ tổng hợp về các bệnh thường gặp ở trẻ em khi mùa Đông đã đến.

ThS, BS. Hứa Thanh Vương – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa An Phú đang khám bệnh cho trẻ

Theo thạc sĩ, bác sĩ Hứa Thanh Vương – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa An Phú, thời gian gần đây nổi lên nhiều căn bệnh ở trẻ nhỏ là Viêm đường hô hấp cấp, Sốt siêu vi, Sốt xuất huyết và bệnh Tay chân miệng. Đây là những bệnh xếp hàng đầu và đang diễn biến thành dịch bệnh rất nguy cấp. Nguyên nhân do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa chống chọi được với nhiều loại nhiễm trùng, hơn nữa sau chuỗi ngày nghỉ hè trẻ ở nhà ít tiếp xúc với bệnh tật trong môi trường cộng đồng, hệ miễn dịch không tốt nên khi vào năm học mới các cháu dễ bị lây lan. Đặc biệt đối với Dịch viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em diễn biến rất phức tạp, xảy ra hàng loạt, nhất là ở môi trường nhà trẻ, ở học đường cấp I. Bệnh diễn biến rất nhanh, Virus tấn công thẳng vào phổi gây ho, sốt đối với trẻ.

Bệnh viêm hô hấp cấp:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 4 triệu trẻ em trên thế giới tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi, đáng chú ý hơn một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp có tỉ lệ cao hơn từ 4 đến 6 lần trong một năm làm ảnh hưởng đến công việc của nhiều bậc phụ huynh và là gánh nặng bệnh tật đối với xã hội.

Dịch đường hô hấp cấp ở trẻ em – nổi lo của nhiều bậc cha mẹ

Viêm đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm Virus, hầu hết là những loại virút lành tính, một số loại virút đáng lo ngại là Virus hợp bào hô hấp (RSV).  Khi nhiễm  Virus hợp bào hô hấp (RSV) có diễn biến ban đầu khi xảy ra bệnh trẻ bị ho, chảy mũi, sốt nhẹ, tiếp theo trong vòng 24 tiếng đồng hồ trẻ mệt, sốt cao hơn, nhiều cháu suy hô hấp, thở nhanh, một số trường hợp viêm phổi rất sớm và diễn tiến rất nhanh đối với bệnh nặng. Khi có triệu chứng thở khò khè, thở nhanh, khó thở, không chịu uống bất cứ thứ gì, lờ đờ hay bắt đầu thấy có vết xanh trên môi và miệng các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, Bệnh viện hoặc liên hệ ngay cho bác sĩ để kịp thời ứng phó.

Bệnh Sốt xuất huyết:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virút Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là vật chủ lây truyền Virus Dengue. Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết muỗi đốt từ những muỗi cái mang mầm bệnh. Sau thời gian ủ bệnh 4–10 ngày, muỗi mang Virus có thể lây lan virus cho người trong suốt quãng đời còn lại của nó.

        Muỗi vằn là nguyên nhân gây dịch sốt xuất huyết

Loài muỗi vằn Aedes Aegypti sống chủ yếu ở các vũng nước đọng nhân tạo như bể chứa lâu ngày, chậu cây thủy sinh, nước đọng trong lốp xe… Muỗi Aedes Aegypti là những kẻ hút máu vào ban ngày, giờ hoạt động cao điểm trong ngày của loài muỗi này là vào sáng sớm và chiều tà, trước khi mặt trời lặn. Đây là 2 thời điểm mà trẻ nhỏ rất thường hay vui đùa, đặc biệt ở những nơi thiếu ánh sáng nên rất dễ bị muỗi đốt nhưng không hề hay biết.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường bắt đầu khởi phát từ 4-6 ngày sau khi trẻ bị nhiễm virus.  Sốt xuất huyết ở trẻ phổ biến qua 3 giai đoạn tiến triển của bệnh có thể nhận biết:

Giai đoạn đầu:   khởi phát điển hình là sốt. Do đó, nhiều bậc cha mẹ thường nhầm lẫn bé chỉ bị cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trẻ bị sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao liên tục và đột ngột trên 38°C. Ngoài ra, bé còn có các dấu hiệu bệnh sốt với biểu hiện như: Quấy khóc; Bỏ bú, chán ăn; Buồn nôn; Mệt mỏi; Chảy máu chân răng; Sung huyết ở da.

Ở một số bé lớn hơn, bé có thể cho bạn biết con bị nhức đầu, đau hốc mắt, mệt mỏi, đau nhức khắp các cơ và khớp. Đặc biệt, dấu hiệu mà bố mẹ dễ nhận biết nhất đó là tình trạng da sung huyết, xuất hiện những đốm đỏ dưới chân lông trẻ. Ngoài ra, một số bé còn bị xuất huyết đường tiêu hóa, nôn hay đi ngoài ra máu.

Giai đoạn nguy cấp: Trẻ bị bệnh sốt xuất huyết rơi vào giai đoạn này khi bệnh diễn tiến từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Lúc này virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể…

Bên cạnh đó, tại giai đoạn này các bé còn có các dấu hiệu sốt điển hình như: Dịch tràn phổi khiến bé sưng phù ở bụng; Xuất huyết nghiêm trọng; Phù nề vùng ổ mắt; Tiểu ra máu; Chảy máu mũi; Tụt huyết áp; Đầu và chân tay lạnh. Khi nhận thấy các dấu hiệu này tốt nhất các bậc cha mẹ nên cho trẻ đến Bệnh viện để các Bác sĩ kịp thời xử lý. Ở giai đoạn nguy cấp này, nếu trẻ không được chữa trị kịp thời, tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và trụy tim mạch xuất hiện rất dễ khiến trẻ tử vong.

Giai đoạn hồi phục: Đây là giai đoạn bé dần hồi phục nếu được chăm sóc và chữa trị kịp thời. Sau 2-3 ngày qua khỏi giai đoạn nguy hiểm, bé bị sốt xuất huyết sẽ có dấu hiệu điển hình là: Bé bắt đầu hạ sốt; Có cảm giác thèm ăn, khát nước; Số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng lên (khi làm xét nghiệm).

Bệnh Tay Chân Miệng:

Tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ em và rất dễ lây lan. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện. Đây là căn bệnh do virus cấp tính có tên khoa học Coxsackievirus A16Enterovirus 71 gây ra.

               Cần cẩn trọng với bệnh tay chân miệng

Bệnh có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12 số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt.

Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn…Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.

Trong 1 – 2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.

Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.

Các triệu chứng nhận biết ở bệnh bệnh Tay Chân Miệng:

Quấy khóc liên tục và kéo dài: Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 – 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ: Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.

Hay giật mình: Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Tay chân miệng ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cẩn thận để phòng ngừa. Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý.

Phụ huynh cùng các bé đang chờ khám bệnh tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa An Phú

Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa An Phú là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,….Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Lời khuyên của Bác sĩ chuyên khoa:

Trao đổi với chúng tôi cũng như các bậc phụ huynh về cách phòng ngừa dịch bệnh đối với trẻ em trong thời khắc giao mùa. Thạc sĩ, Bác sĩ Hứa Thanh Vương – Trưởng khoa Nhi , Bệnh viện đa khoa An Phú đã nêu bật các giải pháp:

“Giữ ấm cơ thể cho trẻ và đặc biệt là gió lạnh khi chiều xuống . Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn. Chú ý rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi cho ăn uống, cho trẻ ăn, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay thời tiết giao mùa, các bệnh Sốt Xuất huyết, Tay chân miệng và bệnh Hô hấp cấp ở trẻ em chồng chéo nên rất dễ nhầm lẫn và dễ bỏ sót. Chú ý vệ sinh nhà cửa, tránh những nơi ẩm thấp, Khai thông cống rảnh, vệ sinh môi trường sống xung quanh nơi ở bằng cách khử trùng , diệt lăn quăn nhằm tiêu diệt muỗi. Khi ngũ bắt buộc phải mắc màn cả ban ngày lẫn ban đêm để tránh tình trạng muỗi chích gây Sốt xuất huyết. Bênh cạnh việc vệ sinh thân thể cho trẻ cần hạn chế tiếp xúc đám đông. Nếu thấy triệu chứng trẻ sốt cao đột ngột, sốt trên 3 ngày, mệt mỏi, ngủ hay giậc mình, ăn uống kém … các bậc phụ huynh bắt buộc phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám bệnh, kiểm tra”.

                                                                                                            (TT. BVĐK An Phú)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *