TỔ CHỨC CẤP CỨU THEO “NHÓM” MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO

Tổ chức cấp cứu theo Nhóm là một trong những phương pháp hữu hiệu trong công tác chăm sóc cấp tính tổng hợp do Bác sĩ làm chủ. Điều này mang lại hiệu quả đáng kể đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân nguy kịch. Đây là giải pháp chăm sóc cấp tính được Hiệp hội các bác sĩ cấp cứu Hoa Kỳ (Emergency Medicine Physicians – EMP) nghiên cứu và phát triển tạo cơ hội tuyệt vời cho Nhóm bác sĩ chất lượng cao trong chăm sóc bệnh nhân.

Một khoa cấp cứu đáp ứng được hiệu quả cao, đủ năng lực cấp cứu thảm họa nếu xảy ra cần phải đáp ứng được ít nhất 3 điều kiện sau: Cấu trúc khoa phù hợp (có thể triển khai phân loại, cấp cứu theo mô hình Triage), tổ chức nhân viên và trình độ nhân viên phù hợp, phối thuộc tốt với các đơn vị liên quan. Cấu trúc khoa phụ thuộc vào thiết kế xây dựng của bệnh viện và yếu tố lịch sử, khó thay đổi. Phối thuộc các đơn vị liên quan phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của mỗi bệnh viện. Trong các yếu trên, yếu tố tổ chức nhân viên làm việc hợp lý, kết hợp đào tạo cho nhân viên phù hợp với các chức trách nhiệm vụ khác nhau phụ thuộc vào Khoa Cấp cứu và mang tính quyết định, là yếu tố then chốt cho sự lớn mạnh, phát triển của Khoa Cấp cứu. Do vậy tổ chức nhiệm vụ cho từng đối tượng nhân viên trong khoa, đào tạo họ chính quy, chuyên nghiệp hơn là nhiệm vụ của lãnh đạo khoa Cấp cứu.

Êkip Y Bác sĩ bệnh viện An Phú đang thực hiện ca cấp cứu

Vậy tổ chức như thế nào để công việc tại khoa Cấp cứu vẫn đảm bảo về chuyên môn, an toàn về theo dõi, điều trị và cải thiện các tiêu chí đề ra. Có 4 tiêu chí được đề ra cho một khoa Cấp cứu chuẩn bao gồm: thời gian từ khi đến Cấp cứu cho đến lúc được can thiệp (door to door time) ngắn nhất, thời gian lưu trú tại khoa Cấp cứu ngắn nhất, tỷ lệ bệnh nhân rời Cấp cứu được điều trị cơ bản cao nhất và quan trọng nhất là đảm bảo sự hài lòng của người bệnh cao nhất.

Thực tế, hầu hết các Khoa Cấp cứu của các bệnh viện lớn có số lượng bệnh nhân cao, đảm bảo cho việc luân chuyển bệnh nhân nhanh và hiệu quả là một thách thức. Rất nhiều áp lực được đặt ra với nhân viên khoa Cấp cứu, đó là áp lực chuyên môn cao, áp lực từ gia đình người bệnh và áp lực từ chính đồng nghiệp.

Mô hình hiện tại bao gồm tiếp đón (điều dưỡng), chưa có sự phân loại chuyên nghiệp, tiếp nhận ban đầu là điều dưỡng, khám xét (bác sĩ), cho chỉ định xét nghiệp, ghi chép hồ sơ (bác sĩ), báo cáo, liên hệ khám chuyên khoa (bác sĩ). Bác sĩ ghi chép quá nhiều làm giảm năng suất khám, chẩn đoán và đưa ra quyết định điều trị, giảm thời gian tiếp xúc với người bệnh. Khó quy trách nhiệm cho điều dưỡng, nên kiểm soát khó khăn.

Hiệp hội các bác sĩ cấp cứu Hoa Kỳ (Emergency Medicine Physicians – EMP) đã áp dụng chương trình PhysicianFirst là mô hình quản lý tổ chức cấp cứu tại các khoa Cấp cứu bởi qua thống kê, mô hình này làm giảm thời gian từ lúc bệnh nhân đến cấp cứu đến khi được can thiệp (door to door time) được 18 phút (giảm 47% thời gian so với trước khi áp dụng mô hình PhysicianFirst), giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển đi mà chưa được điều trị cơ bản 64%, giảm 60 phút thời gian lưu trú tại khoa Cấp cứu (giảm 18% so với trước đó) và tăng sự hài lòng của bệnh nhân lên 99% (tăng 67% so với trước).

Mô hình PhysicianFirst của EMP

Vậy mô hình PhysicianFirst được tổ chức như thế nào? Theo EMP mô hình PhysicianFirst xem người bệnh là trung tâm với 4 nhân viên y tế phục vụ, trong đó quan trọng bác sĩ cấp cứu là người đầu tiên tiếp xúc với người bệnh (Hình 1- Mô hình PhysicianFirst của EMP). Đây là mô hình hoạt động theo nhóm và sẽ phá vỡ cấu trúc 2 nhóm điều dưỡng làm trong và làm ngoài như cũ.

Với những cơ sở vật chất và con người như hiện tại, chúng ta có thể áp dụng được mô hình này không? Theo nhận định của chúng tôi là chúng ta có thể áp dụng tốt mô hình này. Qua đó chúng tôi khuyến cáo mô hình như hình sau:

 

Mô hình cải tiến, Khuyến nghị

Đặt người bệnh ở vị trí trung tâm, bác sĩ là người khám, tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên, phân loại, các ghi chép được đánh máy bởi nhân viên thành thục văn phòng và sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh hiện tại của Bệnh viện 108, tất cả được in và bác sĩ ký chịu trách nhiệm và mang tính pháp lý. Hai điều dưỡng còn lại chịu trách nhiệm với bệnh nhân từ khi đến khoa cấp cứu cho đến khi được nhập viện hoặc ra về. Cứ như vậy các bệnh nhân đến được thực hiện theo từng nhóm.

Với tình hình thu dung hiện tại của Khoa Cấp cứu, cao nhất khoảng 150 lượt khám, cấp cứu, còn lại trung bình khoảng 100-120 lượt khám, cấp cứu. Thường ban ngày (8 giờ đến 16 giờ, kéo dài 8 tiếng) có khoảng 50-70% lượt khám, cấp cứu, tương đương 60-80 lượt khám, tổ chức 6 nhóm cấp cứu (6 bác sĩ, 12 điều dưỡng, 3 nhân viên văn phòng) có thể thực hiện hoàn tất được nhiệm vụ được giao. Ban đêm (từ 16 giờ đến 8 giờ hôm sau, kéo dài 16 tiếng) có khoảng 30-50% lượt khám với 4 bác sĩ trực (bao gồm cả thực tập sinh) như hiện tại có thể tổ chức 3 nhóm với 6 điều dưỡng và 2 nhân viên văn phòng, chúng ta có thể đáp ứng được tình hình cấp cứu, thu dung.

Tất nhiên, để thực hiện được mô hình này cần đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, phần mềm quản lý khám chữa bệnh phải thực sự thông minh và có thể kết nối được với các phần mềm báo cáo, trình chiếu, thống kê, phân tích dữ liệu hiện đại, giúp cải thiện hình ảnh khoa Cấp cứu.

TRUYỀN THÔNG BVĐK AN PHÚ

(Tham khảo tài liệu Emergency Medicine Physicians – EMP, tại trang web http://www.emp.com/physicianfirst-program;
https://www.usacs.com/emergency-medicine-physicians; Trang Y học sức khỏe BV 108- http://benhvien108.vn/)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *