CHẠY ĐUA THỜI GIAN SAU 5 GIỜ GHÉP NỐI THÀNH CÔNG CÁC NGÓN TAY GẦN NHƯ ĐỨT LÌA.

Tối 18/11/2020, tại khoa cấp cứu Bệnh Viện Đa Khoa An Phú đã tiếp nhận ca cấp cứu nghiêm trọng, mất lìa các ngón tay do tai nạn lao động. Theo người nhà bệnh nhân, khoảng 19 giờ cùng ngày, anh Nguyễn Văn L.  đang tăng ca trong xưởng sản xuất gỗ thì bất ngờ bị máy cưa cắt chém sát mu bàn tay. Tai nạn xảy ra đã làm gần như đứt lìa ngón 4 ,5 trên bàn tay trái chỉ còn dính da  và đứt 1/2 ngón 3. Ngay lập tức bệnh nhân được đồng nghiệp cùng người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh Viện đa khoa An Phú.

Các ngón tay gần như đứt lìa

Các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, hội chẩn đánh giá tình trạng tổn thương và quyết định nối lại các ngón tay bị đứt theo thứ tự ngón 3, 4, 5 bằng kỹ thuật vi phẫu thần kinh mạch máu kết hợp ghép nối xương.

Các ngón tay bệnh nhân đã được khâu nối vi phẫu thần kinh mạch máu

Ê Kíp mổ khoa Ngoại cơ – xương – khớp, Bệnh Viện đa khoa An Phú phối hợp với các bác sĩ khoa Gây mê hồi sức thực hiện. Kíp mổ đã sử dụng dụng cụ nối vi phẫu thần kinh các ngón tay bị đứt bằng cách khâu nối mạch máu dưới kính hiển vi phẫu thuật. Sau gần 5 tiếng đồng hồ chạy đua với thời gian, bằng kỹ thuật nối vi phẫu, các bác sĩ đã nối lại thành công mạch máu, thần kinh, gân cơ, xương các ngón tay, trả lại sự liền lạc bàn tay cho người bệnh. Tuy nhiên,  đối với đốt 3 ngón 5 của bệnh nhân do quá trình xảy ra tai nạn bị chấn thương nặng, dập nát nên buộc phải loại bỏ phần hoại tử khô.

Đốt 3, ngón 5 của bệnh nhân buộc phải loại bỏ vì phát hiện ngoại tử khô

Sau 10 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân Nguyễn Văn L. tiến triển khá ổn định, các ngón tay đã cử động tốt và được xuất Viện. Hiện các bác sĩ tiếp tục kiểm soát không để xảy ra tình trạng nhiễm trùng.

Bệnh nhân Nguyễn Văn L. đã được xuất Viện sau 10 ngày điiều trị

Theo khuyến cáo của các BS khoa Ngoại cơ – xương – khớp, Bệnh viện ĐK An Phú: khi thấy nạn nhân bị đứt rời các ngón đốt tứ chi cần gọi ngay cấp cứu, nếu có thể hãy nhanh chóng cấp cứu, tận dụng thời gian “vàng” trong vòng 6 giờ để tiến hành vi phẫu nối chi cho bệnh nhân. Nếu chậm trễ có nhiều khả năng phải cắt bỏ chi, bệnh nhân mất máu nhiều, có nguy cơ nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời tìm cách bảo quản đúng phần chi, đốt, ngón đứt rời rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ cấp cứu và thực hiện phẫu thuật nối chi kịp thời.

 

                      (Gia Gia Hưng)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *